Nam Định: Dinh thự bề thế trăm tuổi ở thành Nam của triệu phú Pháp

Dinh thự của ông Leon Anthyme Dupré, người sáng lập nhà máy Cotton Tonkin (Sợi bông Bắc Kỳ) – tiền thân nhà máy Dệt Nam Định sau này hiện trở thành bảo tàng Dệt may Việt Nam.

#

Khu dinh thự rộng 1,2 ha là của gia đình Leon Anthyme Dupré – giám đốc nhà máy dệt lớn nhất Đông

#

Dinh thự được xây theo lối kiến trúc Pháp, tuy nhiên, khác với các công trình cùng thời, phía bên ngoài dinh thự này được ốp bằng một loại gạch màu đỏ. Ông Đỗ Trọng Cảnh (SN 1962) bảo vệ bảo tàng Dệt may Việt Nam cho biết, đầu thế kỷ 20, sau khi nhà máy Dệt hoàn thành, ông Leon Anthyme Dupré xây dịnh thự này phục vụ cho các chuyến sang Việt Nam làm ăn. Mỗi năm vị giám đốc Pháp chỉ sang 1 – 2 lần, quanh năm Leon Anthyme Dupré thuê người họ hàng của ông Cảnh trông coi, dọn dẹp

#

{keywords}

Khay phát lương cho công nhân thời Pháp.

{keywords}

Đèn chiếu sáng làm từ đồng, chụp đèn bằng thủy tinh. Đây là một trong những chi tiết trang trí, giúp dinh thự đẹp mắt hơn. Đặc biệt là vào ban đêm.

{keywords}

Tủ điện tổng của tòa nhà, hiện đã xuống cấp và được thay bằng tủ điện khác, an toàn hơn.

{keywords}

Dinh thự có nhiều ống khói, do bên trong mỗi phòng đều được gia chủ thiết kế lò sưởi, giúp cả căn nhà luôn ấm áp vào mùa đông.

{keywords}

Hành lang dẫn vào phía trong dinh thự

#

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, dinh thự do Tập đoàn Dệt May Việt Nam quản lý. Năm 2010, đơn vị quản lý quyết định cải tạo, biến nơi này thành bảo tàng Dệt may Việt Nam. Bảo tàng trưng bày các hiện vật, phản ánh sự phát triển của ngành dệt may Nam Định nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung qua các thời kỳ. Trong ảnh là phòng ngủ Bác Hồ từng ở khi về thăm nhà máy năm 1963.

{keywords}

Hành lang dài hun hút của dinh thự. Bên trong, các chi tiết được sơn màu vàng. 

{keywords}

Bàn phấn trong một phòng ngủ, trải qua 100 năm, bàn phấn chưa có dấu hiệu hư hỏng.

{keywords}

Bộ bát đĩa sứ được Leon Anthynme Dupré mang từ Pháp sang.

{keywords}

Lò sưởi ốp đá, sàn nhà lát gỗ là đặc trưng kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20.

{keywords}

Cửa sổ lớn, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông. Các cửa sổ này được bố trí ở 4 mặt dinh thự với 2 lớp. Lớp ngoài là cửa gỗ nhằm mục đích cản nắng cho mùa hè. Lớp trong là cửa kính giúp giữ ấm phòng vào mùa đông nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng tòa nhà.

{keywords}

Một gian trưng bày các hiện vật của nhà máy Dệt Nam Định qua các thời kỳ.

#

#

Phòng ăn đã có nhiều thay đổi sau 100 năm.

#

#

Ghế đá Bác Hồ ngồi trò chuyện cùng cán bộ, lãnh đạo nhà máy Dệt Nam Định ngày 21/5/1963 trong khuôn viên dinh thự nhân dịp về thăm nhà máy.

{keywords}

Ông Đỗ Trọng Cảnh giới thiệu cho phóng viên cầu thang gỗ dẫn lên mái của dinh thự. Được biết ông làm ở đây từ năm 1988, mẹ đẻ ông làm công nhân nhà máy Dệt từ thời Pháp. Thuở nhỏ, ông Cảnh hay được mẹ cho ra đây xem chiếu bóng. Vì thế, dinh thự và nhà máy là những ký ức khó quên với ông. Cũng theo ông Cảnh, trước đây trần dinh thự làm bằng chất liệu vôi, rơm trộn xi măng nhưng qua thời gian, lớp trần vỡ, bong tróc. Lãnh đạo tập đoàn đã cho sửa lại lớp trần mới, đảm bảo an toàn cho du khách thăm quan. Hầu hết từ mái ngói, nền gạch, kiến trúc dinh thự vẫn được giữ nguyên bản.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/dinh-thu-be-the-tram-tuoi-o-thanh-nam-cua-trieu-phu-phap-524575.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *