Theo đó, mức học phí bậc phổ thông, mầm non và GDTX năm học 2022-2023 dự kiến thu không quá 300 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Theo hướng dẫn mới nhất, dự kiến mức thu học phí với học sinh phổ thông ở khu vực thành thị sẽ không quá 300 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Thực hiện văn bản chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, Sở GD&ĐT Nam Định tạm thời hướng dẫn thực hiện việc thu, chi học phí trong các cơ sở giáo dục do tỉnh quản lý năm học 2022-2023 như sau:
Trong đó, vùng thành thị gồm các phường thuộc TP Nam Định; vùng nông thôn là các huyện và các xã ngoại thành thuộc TP Nam Định.
Học phí được thu định kỳ hàng tháng. Nếu cha mẹ học sinh, học viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm.
Sở GD&ĐT Nam Định cũng yêu cầu các nhà trường có trách nhiệm tổ chức thu học phí bằng hóa đơn tài chính quy định hiện hành. Những cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng. Khuyến khích các cơ sở giáo dục thu học phí bằng hình thức không dùng tiền mặt, thu qua hệ thống ngân hàng.
Hiện tại, các trường vẫn đang chờ hướng dẫn chính thức của cơ quan quản lý về thu chi học phí năm học 2022-2023.
Bên cạnh đó, hàng năm các cơ sở giáo dục phải lập dự toán thu, chi học phí. Căn cứ vào dự toán và phương án sử dụng đã lập để thực hiện thu, chi đảm bảo đúng chế độ, định mức, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi học phí của các nhà trường.
Các cơ sở giáo dục phải mở sổ sách kế toán theo dõi, hạch toán các khoản thu, chi học phí theo quy định tài chính hiện hành; thực hiện về yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin và tài liệu cung cấp.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí do mình quyết định. Tổ chức công tác kế toán để quản lý thu, chi học phí, thực hiện nộp thuế và các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
Sở GD&ĐT Nam Định cũng quy định, việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập sẽ thực hiện theo Nghị định số 81/202 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/nam-dinh-du-kien-hoc-phi-bac-pho-thong-khong-qua-300-nghin-dongthang-post612961.html