Cùng sự suy tàn của nho học, nghề ông đồ bắt đầu mai một từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Cùng xem những hình ảnh tư liệu quý về các ông đồ ở Việt Nam xưa.
Ông đồ là cách gọi dân gian dành cho những người có học vấn nhưng không làm việc ở chốn quan trường mà kiếm sống bằng nghề dạy học, viết chữ thuê…
“Mùa vụ” quan trọng nhất của ông đồ là dịp Tết Nguyên Đán, vì người Việt xưa có tục xin chữ để cầu may mắn, an bình vào ngày đầu xuân.
Một số ông đồ cho chữ tại nhà hoặc có cửa hàng riêng, nhưng đa phần trải chiếu ngay bên đường để cho chữ.
Địa điểm hành nghề của ông đồ thường là cổng đình, chùa hoặc bên những con phố đông người qua lại.
Ở Hà Nội xưa, Hàng Bồ được biết đến là con phố có nhiều ông đồ hoạt động vào ngày Tết.
Cùng sự suy tàn của Nho học, nghề ông đồ bắt đầu mai một từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Theo thời gian, số người hành nghề viết chữ trên phố phường vào dịp Tết chỉ còn rất ít.
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã cảm thán về điều này qua bài thơ Ông đồ (sáng tác năm 1936). Khổ cuối bài thơ là những lời tiếc nuối: Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
Ngày nay, do sự nở rộ của trào lưu thư pháp, nghề “ông đồ” dường như đã hồi sinh vào ngày Tết. Điều này có thể coi là sự tiếp nối một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Advertisement