Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 10 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

Nam Định là xứ Nam thành, nơi đây xưa nay nổi tiếng là trung tâm tôn giáo lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Từ cách đây rất lâu, Nam Định đã là trung tâm văn hóa lịch sử quan trọng của quốc gia ta. Chính vì vậy mà cho đến tận hiện tại, nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều những công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử tiêu biểu. Trong đó, không thể không nhắc đến những ngôi chùa ở Nam Định. Du khách có dịp đến thăm xứ Nam thành này, nhất định đừng để lỡ những ngôi chùa nổi tiếng mang nét đẹp lịch sử nơi đây. Hãy cùng bài viết dưới đây của chúng tôi khám phá những ngôi chùa nổi tiếng tại Nam Định nhé.

1. Phủ Dầy- nơi giáng tr của Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Phủ Dầy hay là Phủ Giầy, phủ Giày có ý nghĩa đền lớn của làng Kẻ Dầy. Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản từ lâu đã là một trong những điểm không thể bỏ qua trong tour đền chùa ở Nam Định, đặc biệt với những ai quan tâm đến đạo Mẫu. Phủ Dầy là nơi trú ngụ của Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Dầy gồm hơn 20 công trình khác nhau gắn liền với cuộc đời của Mẫu Liễu Hạnh. Với đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu, phủ Dầy có kiến trúc nghệ thuật đặc biệt ấn tượng. Bạn sẽ không thể không say mê với nghệ thuật tại đây và lễ hội phủ Dầy mùng 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội Phủ Dầy thuộc một trong những lễ hội long trọng nhất.

Phủ Dầy

2. Chùa Tháp (chùa Phổ Minh)

chùa Phổ Minh

Nhắc đến chùa ở Nam Định, không thể bỏ qua chùa Phổ Minh. Một trong những ngôi chùa cổ nhất của xứ Nam thành. Chùa Phổ Minh hay còn được gọi là chùa Tháp, nằm ở thôn Tư Mặc, Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Theo lịch sử ghi lại, chùa được xây dựng từ năm 1262 dưới thời nhà Lý. Chùa có kiến trúc độc đáo với nhiều tượng phật lộng lẫy. Đến nay, chùa vẫn in hằn dấu lịch sử, dấu ấn nghệ thuật của nhà Trần. Còn giữ được nguyên nét nhất, phải nói đến tháp Phổ Minh. Tháp cao nằm trong khuôn viên của chùa Phổ Minh. Được xây dựng năm 1305, tháp cao gần 20m, gồm 14 tầng khác nhau.

3. Chùa Cổ lễ với phong cách kiến trúc độc đáo

Chùa cổ Lễ

Chùa cổ Lễ có tọa lạc thuộc thị trấn Cổ Lễ – Trực Ninh – Nam Định.

Được xây dựng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý với kiến trúc chùa cổ, và hoàn toàn bằng gỗ. Năm 1903, chùa được tu sửa và xây dựng lại với lối kiến trúc hoàn toàn khác biệt. Ở lần tu sửa này, chùa được xây dựng bằng gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản. Phong cách kiến trúc được kết hợp giữa chùa truyền thống đạo Phật kết hợp với phong cách gothic của các nhà thờ Thiên chúa giáo phương Tây. Đây là một trong những chùa ở Nam Định có phong cách đặc biệt nhất.

Trước chùa, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đứng sừng sững. Tháp cao 32 mét, xây dựng theo hình ảnh một bông hoa sen trên lưng một con rùa lớn. Ai đến thăm chùa Cổ Lễ cũng mê mẩn vì ý nghĩa và kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ này.

4. Quần thể Đền Trần

Nức tiếng gần xa, đền Trần Nam Định ở phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của Nam Định và của quốc gia về cả giá trị lịch sử và tâm linh.

Đền Trần là quần thể gồm 3 công trình kiến trúc khác nhau: Đền Thiên Trường, Đền Cổ Trạch và Đền Trùng Hoa. Cả 3 đền có kiến trúc và quy mô ngang nhau. Mỗi đến đều có tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Bước vào đền Trần, du khách đều phải trầm ngâm trước sự thanh tịnh và uy nghiêm của chùa.

Đôi nét về Đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định

5. Cầu ngói chùa Lương

Cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc, nằm trên địa phận xã Hải Anh, huyện Hải Hậu

Là một trong ba cầu ngói nổi cổ nhất của Việt Nam, cầu ngói chùa Lương là địa điểm không thể bỏ qua trong quá trình đến thăm Nam Định. Cầu ngói được xây dựng trên đường dẫn vào chùa Lương và chỉ cách chùa Lương khoảng 100m. Với thiết kế tỉ mỉ từ những cột đá đến mái ngói cong cong, cầu ngói sẽ khiến bạn trầm trồ bởi vẻ đẹp cổ kính, đậm màu thời gian.

Cầu Ngói được bắc qua con sông Trung Giang

Cầu Ngói được bắc qua con sông Trung Giang

Cầu Ngói được bắc qua con sông Trung Giang. Đây là một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh. Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì”, (trên là nhà dưới là song). Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc. Dùng để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc.

6. Chùa Đại Bi- -nơi thờ tượng Đức Ngọc Hoàng

Chùa Đại Bi (nhân dân vẫn quen gọi là chùa Bi) thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định 10km theo đường 55.

Chùa Đại Bi

Thường được gọi là chùa Bi, chùa Đại Bi được xây dựng từ thời Lý và đã qua nhiều lần tu sửa qua các thời Lê và thời Nguyễn.  Chùa Đại Bi Nam Định là một trong những ngôi chùa đặc biệt. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tượng Đức Ngọc Hoàng và tượng ngài Từ Đạo Hạnh. Nếu có dịp đến thăm chùa Đại Bi trong khoảng từ 21 đến 24 tháng giêng âm lịch , bạn còn được tham gia hội chùa với nhiều hoạt động khác nhau như đánh vật, múa sư tử, múa rối.

Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng có kiến trúc độc đáo. Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn người dân nơi đây vẫn quen gọi là hai mắt rồng. Chùa nằm ở trung tâm xã nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh và phát huy giá trị của di tích. Ngoài thờ phật chùa Đại Bi còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Giác Hải, Đức Bồ Đề Đạt Ma và thờ mẫu. Chùa Đại Bi đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1964.

7. Chùa Keo

Chùa Keo ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường) là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (Nam Định) được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt

Thời gian như ngừng lại tại chùa Keo, chùa đứng vững cùng thời gian, qua các cuộc chiến tranh, bom đạn hay biến cố lịch sử. Chùa Keo đứng vững như vậy đã hơn 400 năm tuổi. Chùa Keo Hành Thiện được xây dựng trước và có ảnh hưởng lớn đến chùa Keo Thái Bình. Đến thăm chùa Keo Hành Thiện, bạn sẽ phải trầm trồ vì kiến trúc đặc uy nghiêm của chùa, đồng thời cả những dấu tích cổ từ thế kỷ 17,18.

Đặc biệt với những ai thích lễ hội, đừng bỏ qua mùa lễ hội tại chùa Keo Hành Thiện. Diễn ra từ mùng 10-16 tháng 9 âm lịch, lễ hội gồm nhiều nghi thức khác nhau, từ đua thuyền đến rước kiệu. Nếu bạn là người yêu văn hóa và khám phá, chùa Keo chắc chắn là một trong những ngôi chùa ở Nam Định cần đến thăm.

8. Chùa Cả (Chùa Thánh Ân)

Chùa Cả Chùa thường được gọi là chùa Cả, tọa lạc tại số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định

Chùa Cả, Nam Định

Chùa Thánh Ân thường được gọi là chùa Cả. Đây cũng là một ngôi chùa lớn ở Nam Định. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần. Sau nhiều lần được tu sửa, chùa Thánh Ân hiện tại có quy mô lớn, uy nghiêm và tĩnh lặng. Giữa cuộc sống bộn bề, bước vào chùa, bạn không thể ngó lơ trước vẻ uy nghiêm của chùa.

9. Chùa Bình A

Chùa Bình A  tọa lạc tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng.

Ngôi chùa là nơi có ngôi tượng Phật đá xanh với chiều cao 32 mét, nặng gần 3000 nghìn tấn. Ngôi tượng Phật được nhà xác lập kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngôi tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam.

Chùa xưa vốn là một ngôi cổ tự, được xây dựng theo kiến trúc đình chùa miền Bắc với lối kiến trúc tiêu biểu là hình chữ Đinh bằng chất liệu gỗ, chạm khắc tinh xảo, bên cạnh Chùa là Đình đền thờ của làng phụng thờ “Ngài Triệu Quang Phục và Ngài Đức Tiên Bồng”. Vào năm Quý Mão 1963 do chiến tranh tàn phá, ngôi cổ tự hiện không còn.

10. Chùa Hổ Sơn – Đền thờ Huyền Trân công chúa.

Chùa Hổ Sơn tọa lạc tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản

Chùa Hổ Sơn, đền Huyền Chân công chúa – Điểm du Xuân không thể bỏ qua Xuân Nhâm Dần

Khu di tích lịch sử khác có tuổi đời hơn 700 tuổi, đó là chùa Hổ Sơn và đền công chúa Huyền Trân mới được tu bổ, tôn tạo trên diện tích 13 hecta ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Trên đây là 10 đền chùa ở Nam Định mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Nam Định. Nếu đang có ý định khám phá xứ thành Nam, đừng quên lưu lại danh sách những điểm đền chùa ở Nam Định của chúng tôi.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *