Nuôi Ngao dày đặc ngoài biển, nông dân Thái bình vốc về vốc về 100 tỷ/ năm

Cùng với phát triển nhiều mô hình nuôi tôm, cua, cá, hiện nay, nuôi ngao ở xã Đông Minh (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là một trong những thế mạnh, đem lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ nuôi trồng thủy sản.

Ông Bùi Văn Sáng, thôn Ngải Châu nhiều năm qua đã thành công trong việc nuôi ngao. Ông cho biết: Khởi nghiệp nuôi trồng thủy sản từ đồng vốn ít ỏi và gặp không ít thất bại do thiếu kinh nghiệm nhưng chính thất bại đã giúp ông có thêm nhiều bài học kinh nghiệm.

Nuôi con gì ngoài bãi biển, chả phải cho ăn mà dân xã này ở Thái Bình thu tới 100 tỷ/năm? - Ảnh 1.

Các hộ dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thu hoạch ngao giống.

“Để nuôi ngao thành công phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống phải vệ sinh bãi triều như dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể, san phẳng bãi; con giống nên thả giống ngao lớn sẽ nhanh thu hoạch và đỡ bị thất thoát; bãi thả ngao có nền đất cát hoặc cát pha bùn, bãi nuôi phải bằng phẳng để thích hợp nhất cho ngao phát triển. Năm 2021, từ 9ha nuôi ngao thương phẩm, gia đình tôi thu trên 3 tỷ đồng”, ông Sáng nói.

Cùng với nuôi ngao thương phẩm, hiện nay nhiều hộ dân xã Đông Minh đã quy hoạch mở rộng diện tích nuôi ngao giống mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Ông Nguyễn Văn Sử, thôn Ngải Châu chia sẻ: Nuôi ngao vất vả vì phải thường xuyên theo dõi thủy triều, tình hình dịch bệnh nhưng đổi lại đây là nghề đem lại lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần so với vốn bỏ ra.

Trước vụ nuôi thả ngao giống cần khử trùng đầm bãi, theo dõi sự thay đổi đột ngột của thời tiết để có chế độ chăm sóc phù hợp. Khi thu hoạch ngao thương phẩm nên thu hoạch vào thời điểm đầu năm và cuối năm để được giá và thuận lợi về thời tiết, nước thủy triều.

Ngao sống hoàn toàn bằng nguồn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là phù du, tảo biển. Giá ngao giống hiện nay khoảng 19.000 đồng/1.000 con/1kg; ngao thương phẩm từ 10.000 – 25.000 đồng/1kg.

Ông Bùi Duy Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Minh cho biết: Đông Minh có gần 500ha nuôi ngao, trong đó ngao thương phẩm chiếm 70%, ngao giống 30%.

Để nuôi ngao phát triển theo hướng bền vững, chính quyền xã đã quy hoạch vùng nuôi ngao thương phẩm và ngao giống bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. Việc các bãi triều được quy hoạch đã giảm thiểu các hộ dân tự phát, tranh chấp diện tích, vùng nuôi của các thôn được phân bổ hợp lý.

Chính quyền đã phối hợp với ngành chuyên môn tăng cường tập huấn, phổ biến kiến thức ương nuôi, chăm sóc con giống để người dân từng bước làm chủ khoa học kỹ thuật, cung cấp con giống chất lượng cho bà con trong vùng. Thường xuyên khuyến cáo các hộ nuôi tuân thủ các biện pháp kỹ thuật và quy trình nuôi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an ninh vùng bãi triều. Nuôi ngao chi phí lớn nhất là tiền đầu tư cải tạo ao, không mất chi phí thức ăn. Nghề nuôi ngao cũng có nhiều thăng trầm, tuy nhiên cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay rõ rệt, nhiều hộ đã giàu lên, có “của ăn của để”, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện sinh hoạt đắt tiền cũng từ nguồn lợi nuôi ngao.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở Đông Minh chú trọng nuôi ngao thương phẩm, xuất bán hàng nghìn tấn ngao cho Công ty TNHH Nghêu Thái Bình và thị trường ngoài tỉnh. Năm 2021, nghề nuôi ngao mang lại lợi nhuận cho người dân Đông Minh trên 100 tỷ đồng.

Mạnh Thắng (Báo Thái Bình)

Advertisement

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *