Thái Bình: Di dời biệt thự 600 tấn trong tích tắc vẫn nguyên vẹn, ‘thần đèn’ là có thật

Kỹ sư Đỗ Quốc Khánh là một trong những chuyên gia hàng đầu về xử lý lún, nghiêng và di dời công trình, hơn 20 năm gắn bó với nghề ông đã di dời hàng chục công trình thành công. Việc ông di dời căn biệt thự 600 tấn trong ‘tích tắc’ vẫn nguyên vẹn ở Thái Bình khiến nhiều người dân nơi đây rất hào hứng vì được tận mắt thấy cảnh di dời.

Nói đến ‘thần đèn’ Đỗ Quốc Khánh chắc hẳn nhiều người biết đến với các thành tích, thành công di dời công trình nhà, tiêu biểu như di dời công trình nhà nặng 3000 tấn ở đường Láng Hòa Lạc năm 2008 và 1 tòa nhà 8 tầng ở Hà Đông năm 2010, năm 2013 ‘thần đèn’ đã di dời thành công ngôi nhà 3 tầng nặng 600 tấn ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

‘Thần đèn’ Đỗ Quốc Khánh, ảnh cắt clip.

Nói đến ‘thần đèn’ Đỗ Quốc Khánh không chỉ những người dân ở tỉnh Thái Bình mà nhiều người dân cả nước được biết đến với kỷ lục di dời các công trình xây dựng, tuy nhiên họ mới chỉ biết đến ông qua báo chí, để tận mắt chứng kiến điều mà nhiều người trước đây cho rằng là không tưởng thì đến nay lại diễn ra ngay chính trên quê hương của họ.

Ông Trần Đình Quyết, ở Hồng Am, Hưng Hà, Thái Bình cho biết, chúng tôi nghe nhiều nhưng mắt thấy, tai nghe thực tế, thì hy vọng khi về đến đây để nhân dân được trực tiếp được nhìn thấy tính năng di dời ấy.

Công trình di dời là 1 biệt thự cao 3 tầng, nặng hơn 600 tấn của gia đình ông Trần Đình Quyết, vào ngày 29/11/2013.

Toàn cảnh ngôi nhà hơn 600 tấn, ảnh cắt clip.

Theo thông tin từ gia chủ thì đây là ngôi biệt thự – món quà quý giá mà em trai ông tặng, một câu chuyện cảm động khi người em trai quyết định xây mới toàn bộ căn biệt thự và khu từ đường của gia đình trên đất nhà mình. Tuy nhiên, gia đình không phá bỏ mà quyết định giữ lại căn nhà – nơi mà người cha của họ từng ở khi còn sống.

Ông Đỗ Quốc Khánh – Công ty Xử lý Lún nghiêng Việt Nam cho biết: Công trình này so về kỹ thuật thì không có gì phức tạp vì chúng tôi đã làm nhiều, nhưng về mặt tiến độ thì có sức ép vì cái ngày hoàn thành tiến độ gia chủ yêu cầu là cái ngày mà sao cho tất cả gia đình, con cái, dòng họ đến ngày giỗ của ông bố là người ta ngồi trong ngôi nhà mới mà ngôi nhà mới này không còn ở vị trí của ông em nữa mà chuyển từ ô đất này sang ô đất kia và trở thành nhà của ông anh”.

Nhiều bà con hào hứng đến xem cảnh di dời, ảnh cắt clip.

Đây là vị trí cũ của ngôi nhà, nó đươc nằm trong phần đất của người em, hiện nay ngôi nhà đã được di dời sang vị trí mới, cách đó khoảng 50m, nằm trên đất của người anh.

yển lên phía trước sân nhà của người em 13m, sau đó xoay 1 góc 15 độ, tiếp tục đi sang ngang qua một con đường làng và sang đất của người anh.

Quá trình di dời phức tạp, ảnh cắt clip.

Nói về nguyên lý di dời, ‘thần đèn’ giải thích bản chất di dời không phải là di dời cái nhà mà những người thợ đã tạo cho ngôi nhà một chân đế hay còn gọi là mâm. Khi ngôi nhà đã được đặt lên mâm thì vấn đề di chuyển chính là di chuyển cái mâm chứ không phải ngôi nhà.

Anh Đỗ Quốc Việt – Công ty Xử lý Lún nghiệng Việt Nam cho biết, hệ khung rầm này nó làm nhiệm vụ đỡ toàn bộ ngôi nhà. Bạn có thể hình dung là ngôi nhà sẽ là bệ đỡ rất chắc và vững. Khi đẩy thì mình đẩy cái bệ đỡ để đẩy ngôi nhà đó đi và khi thi công thì mình tháo dời ra hoặc là làm cố định bằng khung rầm bê tông cốt thép. Khi hệ thống thủy lực đẩy thì ta không đẩy thẳng vào nhà gây ảnh hưởng biến dạng mà sẽ đẩy vào hệ khung rầm đỡ ngôi nhà đó.

Phần móng còn lại của ngôi nhà, ảnh cắt clip.

“Phương pháp này phải hóa cứng cái mâm phía dưới, khi mâm đỡ ở phía dưới mà làm cứng rồi thì lúc ta xoay, ta kéo cái ‘mâm’, còn nếu ta làm cứng từng cái ‘bát, đũa’trên thì rất phức tạp” – TS Vũ Thế Khanh, Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA cho biết thêm.

Để di dời thành công công trình này ngôi nhà được đẩy bằng 4 xi lanh thủy lực có sức đẩy 600 tấn, không cần tăng đơ hay dây chằng buộc bên trong, đặc biệt là khi di chuyển tất cả mọi thứ trong ngôi nhà từ tầng 2 trở lên đều được giữ nguyên hiện trạng, gia đình vẫn có thể sinh sống ở trên đó một cách bình thường.

Ngôi nhà được đẩy bằng 4 xi lanh thủy lực có sức đẩy 600 tấn, ảnh cắt clip.

Ts Nguyễn Hồng Quân – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng cho biết, tòa nhà hơn 600 tấn như thế này đẩy đi nó rất bình thường và thậm chí là người trong nhà vẫn có thể sinh hoạt bình thường thì đó là sự thành công. Và ông cho rằng trong thực tiễn xã hội việc làm này hết sức có ý nghĩa.

Sự kiện di dời thành công nhà ở Thái Bình đã ghi thêm thành công mới, nối tiếp những kỷ lục mà ‘thần đèn’ đất Thăng Long đã từng ghi dấu trước đó.

Theo VTV / Tin Nhanh Online

Advertisement

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *