Chiêm ngưỡng phố biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định

Đoạn đường chạy qua La Xuyên và Ninh Xá (Ý Yên – Nam Định) hiện được nhiều người biết đến với những căn hộ, trụ sở bày biện các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ không khác gì biệt thự. Nhiều người mệnh danh khu phố nghề gỗ tại đây là “phố biệt thự” của Nam Định.

Theo lịch sử của làng, La Xuyên và Ninh Xá là các làng nghề đã có tuổi đời hàng nghìn năm với nhiều thợ giỏi tham gia xây dựng các cung thất, đền đài cho các triều đại phong kiến.

Ảnh Trí Lâm

Sản phẩm đồ gỗ của làng phong phú và thông dụng như Đồ gỗ nội thất, Bàn ghế gỗ, tủ gỗ, Đồ thờ, Bàn thờ, sập thờ, tủ thờ, hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, hương án, tượng, cửa, cửa võng, sập gụ, tủ chè….

Nguyên liệu để chế tác thành những sản phẩm phục vụ trưng bày, trang trí, sinh hoạt của con người chính là những loại gỗ quý như Lim, Pơ mu, Lim vân, Trắc, Lát, Gụ hương, Mun…

Hai căn biệt thự bày bán sản phẩm không kém cạnh nhau về độ xa hoa, lộng lẫy – ảnh Trí Lâm

Theo đó, giá của mỗi bộ sản phẩm có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng.

Điều đáng nói, gần 2km đường qua địa phận hai làng La Xuyên và Ninh Xa, nhiều căn nhà cao tầng, trang trí đẹp mắt mọc lên san sát, tất cả đều chế tác hoặc bày bán các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ.

Theo chủ doanh nghiệp Trường Nguyên, nghề chạm khắc gỗ cũng lắm công phu, không phải ai cũng làm được, nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có năng khiếu, có ý tưởng, có bàn tay khéo léo và kỹ thuật cao. Có như thế thì những miếng gỗ sần sùi mới biến thành các hình khối mang cái hồn, cái thần thái của sản phẩm.

Bộ sản phẩm từ gỗ lim vân có giá hơn 100 triệu – Ảnh Trí

Sập gỗ lim trong một gian hàng – Ảnh Trí Lâm

Công việc của người thợ chạm thì công phu hơn, họ chế mẫu can hình, đóng nhận để định hình, để xác nhận phần gỗ bỏ, rồi đục, gọt nhẵn, nạo, tỉa tách và đánh bóng…mỗi công đoạn này đều đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề điêu luyện, đôi mắt tinh và trí sáng tạo mới có thể làm nên được những sản phẩm rất tinh tế này.

Nghề chạm cũng đòi hỏi sự kiên trì của người thợ, họ phải cặm cụi tối ngày, tỉ mẩn bóc tách ra những phần gỗ thừa, tạo ra những hình ảnh hoa lá, chim muông cỏ cây sống động, tinh xảo… Sự thông minh, ứng biến linh hoạt của những người thợ vô cùng quan trọng, điều đó có thể tạo ra một sản phẩm tinh tế mang tính nghệ thuật bởi người thợ cũng như là một họa sĩ, nhưng tạo hình trên những khối gỗ thì còn khó hơn nhiều.

Khâu cuối cùng là đánh bóng, đây là một công việc nhẹ nhàng nhưng nó đòi hỏi một kỹ thuật, một ngón nghề riêng của mỗi người thợ.

Sau đây là một số hình ảnh về khu “phố biệt thự” này:

Cận cảnh căn biệt hộ của doanh nghiệp Tiến Hưng với những chi tiết chạm trổ đẹp mắt – ảnh Trí Lâm

Hai bên đường toàn các gia đình chế tác, buôn bán gỗ. Một bên hoành tráng, một bên bình dân – Ảnh Trí Lâm

Một căn nhà xa hoa khác, tàng 1 dành làm nơi bán hàng – Ảnh Trí Lâm

Ngã ba đường nổi bật với tiệm đồ gỗ mĩ nghệ của một ông chủ đại gia – Ảnh Trí Lâm

Cận cảnh một căn hộ có chiều dài mặt tiền lên đến cả trăm mét – Ảnh Trí Lâm

Căn hộ bán hàng quy mô không khác trụ sở hành chính – Ảnh Trí Lâm

Một đoạn nổi bật nhất của phố biệt thự – Ảnh Trí Lâm

Cận cảnh cửa hàng cực kì bề thế của La Xuyên Vàng – Ảnh Trí Lâm

Theo: Trí Lâm / 1thegioi.vn

Advertisement

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *