Nam Định: Ngư dân phấn khởi vì được mùa cá khoai

Ngư dân làm nghề chài lưới huyện Giao Thủy (Nam Định) những ngày qua phấn khởi vì được mùa cá khoai.

Tại cảng cá Giao Hải, huyện Giao Thủy không khí mua bán tôm cá rất tấp lập đặc biệt là cá khoai. Tiếng cười nói, chào hỏi mua bán xen lẫn tiếng sóng biển rì rào làm không khí những ngày này tại cảng cá càng thêm sôi động.

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Không khí mua bán tại cảng cá rất sôi động

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Sau một đêm ra khơi mỗi thuyền cũng bắt được trên 1 tạ tôm cá

Hiện huyện Giao Thủy có gần 900 tàu thuyền đánh bắt cá chủ yếu vẫn là tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt gần bờ. Là ngư dân có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đánh bắt hải sản tại huyện Giao Thủy, anh Nguyễn Hải cho biết, những ngày qua ngư dân chúng tôi rất phấn khởi, một thuyền sau một đêm ra khơi cũng bắt được trên 1 tạ tôm cá. Đặc biệt thời gian qua chúng tôi đánh bắt được khá nhiều cá khoai loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Anh Hải khoe, hôm nào trúng luồng cá khoai di chuyển chúng tôi bắt được trên một tạ cá khoai. Hiện tại giá bán cá khoai tại cảng Giao Hải từ 100 nghìn đến 150 nghìn đồng/kg (tùy loại to nhỏ), trừ chi phí mỗi chuyến chúng tôi cũng được 5- 6 triệu đồng.

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Giá bán cá khoai tại cảng từ 100 nghìn đến 150 nghìn đồng/kg

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Tàu thuyền cập cảng sau một đêm hành trình đánh bắt

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Chuyển hải sản bằng thuyền nhỏ hoặc bè phao vào bờ

Thường khoảng 5 giờ sáng là các tàu, thuyền cập cảng sau một đêm hành trình đánh bắt. Những tàu cá nhỏ vào sát bờ, tàu lớn hơn phải đậu bên ngoài vùng nước êm, rồi chuyển hải sản bằng thuyền nhỏ hoặc bè phao vào bờ. Chỉ trong một đêm đi biển, ngư dân Đức Trọng, xã Giao Hải đã thu được trên một tạ cá khoai, mực, bề bề, tôm… Theo ông Trọng, đánh bắt cá khoai không khó bởi đặc tính của cá thường đi theo đàn, theo luồng gần bờ, rất thuận cho ngư dân thả lưới. Mỗi thuyền chỉ cần khoảng 2-3 người và có thể giăng lưới đánh bắt cá. Tuy vậy cá khoai cũng có nhược điểm khó bảo quản. Vì vậy, vào mùa cá khoai, đêm nào đi biển ông Trọng đều để sẵn trên tàu khá những thùng đá lớn để bảo quản. Bên canh đó, cá khoai là loại thân rất mềm nên trong quá trình gỡ lưới, vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh để cá dập nát, vì khi cá bị dập nát sẽ rất dễ bị thương lái ép giá.

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Cá khoai trắng ngon và thơm hơn cá khoai đỏ

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Bên cạnh cá khoai, ngư dân còn đánh bắt được nhiều loại cá tôm khác

Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm đi biển huyện Giao Thủy, cá khoai có 2 loại, đỏ và trắng, nhưng cá khoai trắng ngon hơn, trong đó cá khoai đánh bắt trên vùng biển huyện Giao thủy và huyện Nghĩa Hưng ngon hơn so với một số vùng biển khác. Lý do đây là vùng cửa biển có rất nhiều tôm, cá nhỏ là thức ăn yêu thích của cá khoai. Do có nguồn thức ăn dồi dào, nên cá khoai đánh bắt được ở vùng biển này thường thơm và ngọt thịt hơn. Chính vì vậy cá khoai vùng biển Nam Định luôn được khách hàng lựa chọn và giá bao giờ cũng cao hơn cá khoai các vùng biển khác vài giá.

Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoai

Đi biển vừa là công việc kiếm sống vừa là niềm đam mê của ngư dân

Sau hơn 1 giờ cập cảng cá, lượng tôm cá trong đó có hàng tấn cá khoai trên các con tàu, thuyền được các thương lái thu mua nhanh chóng để đem đi các nhà hàng và chợ để bán. Những ngư dân lại tiếp tục rửa thuyền và tất bật chuẩn bị ngư lưới cho chuyến ra khơi tiếp theo. Với ngư dân đi biển không đơn thuần là công việc kiếm sống mà còn là… niềm đam mê.

Nguồn: https://congthuong.vn/ngu-dan-huyen-giao-thuy-phan-khoi-vi-duoc-mua-ca-khoai-215413.html

Advertisement

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *