Dân mạng rôm rả bàn tán về việc chú rể Minh Quang (quê Nam Định) in mã QR code để trước cổng cưới để nhận tiền mừng qua chuyển khoản.
Đám cưới cỉa chú rể Minh Quang gây xôn xao vì in hẳn mã QR code để khách chuyển tiền mừng, đặt ở cổng chính |
Chú rể Minh Quang cho biết, trước nay, khi đi đám cưới bạn bè, anh thấy việc để tiền mừng vào phong bì có nhiều hạn chế: không kiểm soát được khi khách quá đông, tiền mừng dễ bị thất lạc, rác thải, mất công để đếm tiền mừng… Vì thế, anh quyết định in mã QR code để trước cổng cưới để mọi người có thể dễ dàng chuyển khoản.
Việc làm này nhận những phản ứng trái chiều. Trong đó, có người ủng hộ: “Thế này quá tiện lợi, không sợ mất tiền, và giờ ai cũng có điện thoại”, “Nhanh trí nên in luôn lên thiệp mời”, “Thế này thực tế và văn minh hơn rất nhiều”, “Quá tiện lợi và an toàn, không lo thất thoát”…
Trước việc một số người nghi đây là chiêu PR, một số người đã dùng thử mã QR code này để xác nhận rằng cô dâu, chú rể trong đám cưới trên có thiết lập tài khoản trên để nhận tiền mừng.
Tuy nhiên, cũng có người chỉ ra sự bất tiện: “Đám cưới xong phải sao kê xem ai đi, ai không đi nữa, cũng mệt không kém”, “Nếu theo phương án này thì cần phải đảm bảo wifi tốt vì không phải ai cũng đăng ký 4G đâu”, “Rồi những khách mời lớn tuổi, không có điện thoại thông minh, không sử dụng dịch vụ chuyển khoản của ngân hàng sẽ như thế nào”…
Thậm chí có ý kiến chỉ trích: “Thế này thì thực dụng quá. Người ta gửi tiền mừng là họ muốn chúc mừng chứ có phải đến đó để có nghĩa vụ bỏ tiền ra đâu”, “Thời đại công nghệ từ từ thay đổi luôn phong tục tập quán”…
Những ý kiến trái chiều về việc in mã QR code để nhận tiền mừng qua chuyển khoản |
Một người bình luận cho biết đã áp dụng cách thức này vào năm 2019, và có thể giới hạn mức tối thiểu. Tuy nhiên, theo hình ảnh được chia sẻ, mã QR code này được in trong tờ giấy nhỏ, đặt trước bàn nhận phong bì, chứ không to như đám cưới ở Nam Định.
Việc nhận tiền cưới qua chuyển khoản cũng từng vài lần gây xôn xao. Phương án này có nhiều ưu điểm, như được đề cập bên trên. Nhưng việc xoá bỏ một phong tục truyền thống lâu đời vẫn khó được chấp nhận. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cái mới lúc nào cũng dễ vướng phải sự phản đối. Nhưng thời gian sẽ là câu trả lời. Điều gì tồn tại đến cuối cùng, nghĩa là điều được chấp nhận.
Một người cho biết áp dụng phương thức trên từ năm 2019 |
Chị em song sinh lên ‘xe hoa’ cùng ngày ở Quảng Nam: ‘Chuẩn bị đồ cưới lộn xộn nhưng may mắn thành công tốt đẹp!’
Hai chị em đã sinh cùng giờ, cùng ngày rồi lại còn cưới cùng ngày, cùng giờ luôn mới chịu!
Theo www.phunuonline.com.vn